Bể NCT (Nitrogen Control Tank) là bể kiểm soát nitơ theo cơ chế chuyển hóa gốc Amonium (NH4+) thành khí Amoniac (NH3).
Cấu tạo đơn giản nhất của một bể NCT là một khối bể hình chữ nhật được được sục khí cưỡng bức để chuyển hóa gốc Amonium (NH4+) thành khí Amoniac (NH3) trong điều kiện chiều cao mực nước phù hợp, lưu lượng khí phù hợp, thời gian lưu nước phù hợp và pH phù hợp.
Nguyên lý hoạt động của bể NCT
Pha ổn định trong bể NCT:
Vì Amoniac (NH3) tồn tại ở dạng khí, nên trong môi trường nước thì khí này sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài. Trong bể NCT khi ở mức pH < 7.5 thì Nitơ Amonium sẽ ở mức cực đại và không có sự chuyển dịch từ Amonium thành khí Amoniac được.
Pha chuyển hóa trong bể NCT
Đây là pha quan trọng nhất trong bể NCT: ở điều kiện pH > 7.5 thì Nitơ dạng Amonium (NH4+) sẽ bắt đầu từng bước chuyển hóa thành khí Amoniac (NH3) và khi nước thải trong bể NCT đạt mức pH=9.3 thì quá trình chuyển hóa sẽ đạt trạng thái cân bằng (50% Amonium (NH4+) và 50% Amoniac (NH3)).
Thông thường, để tiết kiệm chi phí vận hành thì người vận hành sẽ không đẩy pH trong bể NCT lên cao đến mức 11 như tháp tripping mà chỉ giữ pH trong bể NCT ở mức 8-9.5 và điều chỉnh các thông số khác như chiều cao mực nước, lưu lượng khí, thời gian lưu nước.
Pha bão hòa trong bể NCT
Khi gốc Amonium (NH4+) có thể chuyển hóa thành khí Amoniac (NH3) đã chuyển hóa và bay ra ngoài hết thì bể NCT sẽ đạt đến trạng thái bão hòa.
Khi thiết kế bể NCT thì người thiết kế phải tính toán để sau khi nước thải đi qua bể NCT thì nước thải vẫn đang ở Pha chuyển hóa chứ không phải là pha bão hòa, vì càng tiến gần đến pha bão hòa thì hiệu suất xử lý của bể NCT càng giảm. Vì vậy việc duy trì mức pH ở bể NCT trong khoảng từ 8-9.5 là rất quan trọng.
Bể NCT sẽ rất phù hợp để xử lý nitơ trong các loại nước thải có pH cao (>7.5) như nước thải chăn nuôi heo hay nước thải thuộc da.
Ưu điểm của bể NCT
- Do quá trình xử lý ít sử dụng hóa chất nên tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm được diện tích;
- Xử lý nitơ trước khi vào cụm bể sinh học nên giảm thể tích cụm xử lý sinh học;
- Khi nước thải có Nitơ cao và tỉ lệ không cần bằng với COD thì bể NCT là một giải pháp hữu hiệu giúp tiết kiệm chi phí bổ sung cơ chất theo phương pháp truyền thống (mật rỉ/methanol)
Nhược điểm của bể NCT
- Công nghệ còn khá mới ở Việt Nam nên một số nhân viên vận hành chưa tiếp cận;
- Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu sẽ cao hơn các phương pháp truyền thống.
Công ty Cổ phần Tổng thầu Môi trường King Power chuyên tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nước cấp. Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn hay báo giá vui lòng liên hệ Hotline 0914716600
Bài viết liên quan
Giới thiệu King Power
Đánh giá Submit Rating Average rating 0 / 5. Vote count: 0 Bạn hãy đánh...
Công nghệ xử lý nước sạch từ nước sông
Hệ thống xử lý nước sông thành nước sạch do King Power thực hiện tại...
NVG dọn rác bãi biển truyền thông điệp bảo vệ môi trường
Không một ai một mình mà có thể xả một đống rác. Ai thấy rác...