Nước nhiễm mặn là vấn đề nan giải của nước ta hiện nay, thiệt hại của nước nhiễm mặn gây ra là rất lớn ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có thể nói đây là vấn đề nan giải và nhứt nhối của xã hội. Môi trường King Power sẽ sơ lược lại các vấn đề của nhiễm mặn và công nghệ để xử lý nguồn nước đảm bảo chất lượng nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất.

Nước nhiễm mặn là gì, nguyên nhân nào gây ra nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn là nguồn nước có chứa hàm lượng lớn các chất muối hòa tan (nhiều nhất là NaCl) lớn hơn 300mg/l, các muối này được tạo bởi các ion Na+, K+, Ca2+, Mg2+ và Cl- và tập trung chính là ion Na+ và Cl-.

  • Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng cao cho nên băng tan dẫn đến mực nước biển dâng cao hơn bình thường và từ từ xâm nhập vào đất liền khiến cho nước ngọt trong đất liền bị nhiễm mặn, đầu tiên và nặng nhất là các vùng ven biển
  • Khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập, các giếng khoan không kiểm soát cũng làm nước mặn dễ đi vào.
  •  Các Đập thủy điện giữ nước ở đầu nguồn làm cho lượng nước đổ ra cửa biển ít đi là điều kiện để nước mặn đi vào sâu hơn trong đất liền

 Tác hại của nước nhiễm mặn

  • Sử dụng nước nhiễm mặn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ sỏi thận do tích tụ muối, tăng hiện tượng mẩn ngứa, làm da tổn thương thậm chí dẫn đến nhiễm trùng.
  • Nước nhiễm mặn có tính ăn mòn rất cao vì vậy sẽ gây ăn mòn, gỉ sét hư hỏng các thiết bị
  • Nước nhiễm mặn tưới cây sẽ giảm năng suất, cây còi cọc và sẽ chết, gây thất thu mùa màng.
  • Giảm tuổi thọ của các máy móc thiết bị sử dụng nước bị nhiễm mặn.
  • Các lò hơi công nghiệp sử dụng nước nhiễm mặn để chạy lò sẽ tăng nguy cơ đóng cặn do các muối kết tinh làm tiêu hao nhiên liệu đốt, ngoài ra còn tăng nguy cơ ăn mòn phá huỷ thiết bị và nguy cơ nổ lò cao
  • Thiếu nguồn nước uống, sinh hoạt trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Các giải pháp đối phó với nạn nước bị nhiễm mặn:

Trữ nước ngọt để dùng cho mùa khô

  • Ở quy mô hộ gia đình có thể trữ nước bằng cách truyền thống như chứa nước trong các lu, khạp, bồn chứa đến khi mùa mặn có nguồn dự trữ dùng khi cần thiết.
  • Các hộ nông dân cũng có thể tự đào ao trữ nước ngọt ở trong diện tích đất canh tác của mình để mùa khô sử dụng, tất nhiên sẽ mất diện tích canh tác nhưng đổi lại sẽ có nước sử dụng ở mùa khô sẽ tốt hơn là mùa khô toàn bộ diện tích đất không có nước để canh tác.
  • Dùng lượng nước bị nhiễm mặn pha trộn với nước ngọt đã trự tạo ra một lượng nước không bị nhiễm mặn đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con.
  • Xây các hồ chứa nước ngọt, đây là biện pháp khá tốn kém khi phải bỏ một lượng kinh phí lớn để xây dựng các hồ chứa nước ngọt, nên cần nguồn vốn lớn từ nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ tài trợ.

Ứng dụng công nghệ nông nghiệp mặn

  • Theo đó các vùng đất bị nghiễm mặn sẽ được lấy mẫu phân tích nghiên cứu và đánh giá
  • Nghiên cứu ra các giống cây trồng chịu mặn, kết hợp với sử dụng nguồn nước, phân bón kỹ thuật canh tác hợp lý
Quý khách muốn tìm hiểu về nông nghiệp mặn có thể tham khảo tại đây.

Công nghệ xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả đến thời điểm hiện tại 

Ngày nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt từ các biện pháp đơn giản nhất đến công nghệ hiện đại:

Hệ thống lọc RO là công nghệ xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại

Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp Chưng cất.

Công nghệ này khá dễ làm, ai cũng có thể làm được, nhưng không hiệu quả thu hồi không cao khi nhu cầu quy mô mớn.
    • Với quy mô hộ gia đình bà con có thể làm theo mô hình dưới đây,
    • Các tấm kiếng sẽ đặt nghiêng, phía trên bể nước nhiễm mặn, dưới ánh nắng mặt trời.
    • Nước từ dưới bốc hơi lên sẽ đọng lại và xui theo đường nghiêng chảy về mương chứa nước ngọt

Xử lý nước nhiễm mặn

Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp trao đổi ion

  • Trao đổi ion. Dùng axit và bazo để rửa tái sinh hạt nhựa, khó kiểm soát và vận hành, yêu cầu đội ngũ kỹ thuật có kiến thức chuyên môn mới vận hành và kiểm soát được.

Xử lý nước nhiễm mặn bằng thẩm thấu ngược RO là công nghệ hiệu quả nhất thời điểm hiện tại

Hệ thống lọc nước Ro nhiễm mặn
Hệ RO lọc nước nhiễm mặn do Môi trường King Power Lắp đặt
  • Công nghệ thẩm thấu ngược RO  là được đánh giá là công nghệ xử lý nước hiện đại nhất, hiệu quả nhất tới thời điểm hiện tại, cho ra chất lượng nước tốt, hiệu quả cao nhất và có thể áp dụng quy mô lớn trong công nghiệp nhất là các nhà máy sản xuất thực phẩm. Nước sau hệ thống RO đạt độ tinh khiết cao có thể uống trực tiếp và đáp ứng các yêu cầu chất lượng khắt khe của của nhà máy sản xuất dược, thực phẩm, mỹ phẩm….
  • Nhược điểm lớn nhất của hệ RO là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn các công nghệ khác, tuy nhiên bù lại chất lượng nước cho ra là tốt nhất.
  • Ngoài ra hệ thống RO cần được lắp đặt bởi các đơn vị có kinh nghiệm mới vận hành ra nước đạt tiêu chuẩn và không bị tắt nghẽn, rất nhiều đơn vị không có kinh nghiệm đã lắp đặt RO chạy thời gian sau bị tắt nghẽn không sử dụng được.
  • Ngoài các chỉ tiêu TDS, TSS, độ cứng tổng… thì SDI là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá nguy cơ tắc nghẽn của hệ thống RO
  • Với các hệ RO thông thường có thể sử dụng hệ thống làm mềm Softener để xử lý độ cứng theo phương pháp trao đổi ion nhằm bảo vệ màng RO tránh nghẹt màng, tuy nhiên với nước nhiễm mặn thì Softener không còn làm mềm hiệu quả do lúc này nước mặn cũng có hàm lượng muối hoà tan cao làm hệ thống làm mềm hoạt động không hiệu quả. Do đó sẽ không xử lý được độ cứng và sẽ gây nghẹt màng RO.
  • Để khắc phục tình trạng này King Power sẽ sử dụng màng UF kết hợp hoá chất chống đóng cặn để bảo vệ màng RO, tuy nhiên liều lượng châm hoá chất chống cặn cũng rất quan trọng, rất nhiều đơn vị không nắm rõ đã châm sai liều lượng hoá chất chống cặn và chính hoá chất chống cặn trở thành đóng cặn.
Công nghệ xử lý nước nhiễm mặn

Sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm mặn

Lưu ý sơ đồ công nghệ xử lý nước nhiễm mặn King Power đưa ra như trên dựa vào đặc thù  nước của khu vực nhà máy sản xuất khách hàng của King Power tại tỉnh Bến Tre, hệ thống trên King Power thiết kế với các đặc tính và ưu điểm sau:
  • Nước nhiễm mặn tại khách hàng chỉ tập trung vào mùa khô
  • Nhà máy sản xuất với nhu cầu chất lượng nước ở từng khâu là khác nhau
  • Sơ đồ công nghệ trên có thể linh hoạt ngắt Line thành 2 hệ thống RO riêng biệt chạy vào các thời điểm khác nhau khi độ mặn đầu vào thay đổi hoặc yêu cầu chất lượng nước sản xuất nhà máy thay đổi cho từng sản phẩm khác nhau.

Hệ thống đường ống đảm bảo an toàn chống ăn mòn và an vệ sinh thực phẩm

King Power là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước cấp, đặc biệt là xử lý nước nhiễm mặn cấp cho sinh hoạt, sản xuất, chế biến thực phẩm. Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi có kiến thức chuyên môn cộng với sự nhiệt tình hy vọng sẽ hỗ trợ được Quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Hotline 0917.54.51.57  

Đánh giá

Average rating 5 / 5. Vote count: 6

Bạn hãy đánh giá cho bài viết này

Bài viết liên quan

Mật độ bùn SDI chỉ tiêu quan trọng đánh giá nguy cơ tắt nghẽn hệ thống lọc nước RO

Chỉ số SDI là gì SDI là chỉ số mật độ bùn viết tắt của...

Công nghệ xử lý nước sạch từ nước sông

Hệ thống xử lý nước sông thành nước sạch do King Power thực hiện tại...