Nước uống cho heo nói riêng và xử lý nước trong chăn nuôi nói chung là nhu cầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển của vật nuôi cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Vai trò của nước uống cho heo
- Nếu cơ thể thiếu nước, heo sẽ chậm phát triển, giảm sút trọng lượng nhanh chóng, chất độc gia tăng trong máu, chức năng các bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra, việc mất nước trong vài ngày đầu sau sinh cũng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở heo con sơ sinh, đặc biệt là ở heo con nhẹ cân và không được bú đủ sữa.
- Vì vậy, việc bổ sung nước thực sự có lợi cho heo, heo con theo mẹ, và những lợi ích này lớn hơn nhiều so với chi phí lắp đặt hệ thống cung cấp đủ nước uống cho heo.
Nhu cầu nước uống của heo theo lứa tuổi
Đối với heo con theo mẹ: heo con đang bú mẹ ít có nhu cầu nước uống. Lượng nước nhu cầu tối thiểu đã được cung cấp qua sữa, vì nước chiếm 90% trong sữa. Trung bình lượng nước tiêu thụ ở heo con theo mẹ là 46 ml nước uống/ngày/heo con (trong 4 ngày đầu). Sau tuần đầu heo con đã bắt đầu tập ăn, vì vậy rất cần cung cấp đủ nước cho heo con ở giai đoạn này.Vòi nước uống và heo con tại khách hàng King Power
- Heo con bú mẹ nuôi trong chuồng có sưởi ở nhiệt độ 28 – 320C, nhu cầu nước tăng 4 lần so với heo bú mẹ ở chuồng có nhiệt độ 200C (nhiệt độ tăng thì nhu cầu nước tiêu thụ tăng).
- Đối với heo con cai sữa: Trong giai đoạn đầu, khoảng 5 ngày sau cai sữa lượng nước tiêu thụ dao động ít phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và ít liên quan tới sự tăng trọng cơ thể. Lượng nước tiêu thụ trong 3 – 6 tuần đầu sau cai sữa là: 0,49; 0,89; 1,46 lít/ngày/con và liên quan tỷ lệ với lượng thức ăn tiêu thụ.
- Đối với heo nuôi thịt: Với heo choai, lượng nước tiêu thụ có mối tương quan thuận với lượng thức ăn ăn vào và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước tối thiểu cho heo có trọng lượng từ 25 – 90 kg là 2,5 lít nước/kg thức ăn tiêu thụ. Song, với cách cho ăn khác nhau thì lượng nước tiêu thụ cũng khác nhau: nếu cho ăn tự do, lượng nước tiêu thụ là 2,5 lít/kg thức ăn; nếu cho ăn hạn chế lượng nước cần thiết tối thiểu là 3,7 lít/kg thức ăn tiêu thụ.
- Đối với heo nái chửa: Nhu cầu nước uống ở heo nái chửa tăng theo lượng thức ăn ăn vào. Trung bình heo nái khô (nái không chửa) tiêu thụ 11,5 lít/ngày. Heo nái chửa giai đoạn cuối tiêu thụ khoảng 20 lít/ngày.
- Đối với heo nái nuôi con: Heo nái nuôi con cần nhiều nước không chỉ để trao đổi chất như các lứa tuổi khác mà còn để bù đắp số lượng 8 – 16 kg sữa tiết mỗi ngày. Nhu cầu tối thiểu heo nái nuôi con cần từ 12 – 40 lít nước/ngày, trung bình 18 – 25 lít nước/ngày.
- Đối với heo đực giống: Nhu cầu tối thiểu lượng nước tiêu thụ ở heo đực giống cần từ 20 – 25 lít/ngày/con.
Nhu cầu nước uống cho heo theo trọng lượng cơ thể
– Heo từ 10 – 30 kg cần 4 – 5 lít nước/ngày.
– Heo từ 31 – 60kg cần 6 – 8 lít nước/ngày.
– Heo từ 61 – 100kg cần 8 – 10 lít nước/ngày…
Heo ngậm vòi uống nước
Ngoài ra, cần lưu ý lượng nước uống hằng ngày của heo sẽ tăng (15-20%) trong các trường hợp nóng bức với mức nhiệt độ vượt quá ngưỡng tới hạn của heo và khi heo bị tiêu chảy và nhu cầu nước phụ thuộc chất lượng thức ăn, chủng loại thức ăn cũng là một điều cần được quan tâm.
Ước tính nhu cầu lượng nước uống hằng ngày của heo:
Loại lợn | Lít/con |
Lợn nái chửa và đực | 12 – 15 |
Lợn nái đẻ và lợn con | 25 – 45 |
Lợn choai 25Kg | 3 – 5 |
Lợn choai 45Kg | 5 – 7 |
Lợn choai 65Kg | 7 – 9 |
Lợn choai 90Kg | 9 – 12 |
Yêu cầu chất lượng nước cho heo uống
Song song với vấn đề không cung cấp đủ nước uống cho heo thì những ảnh hưởng từ chất lượng nước cũng rất quan trọng. Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn heo cũng như năng suất chăn nuôi.
Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của heo nuôi, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, quá kiềm (>8) hay quá axit (<6) đều có hại.
Nếu sử sụng nguồn nước mặt thì phải quan tâm đến khía cạnh vi sinh vật có hại vốn từ đầu nguồn sông ngòi, ao đầm.
+ Nếu nguồn nước nhiễm vi khuẩn E. coli: Heo nái đẻ bị tắt sữa hoặc không có sữa, heo con của những nái này sẽ bị tiêu chảy. Đối với nái mang thai gây nhiễm trùng huyết và sảy thai. Đối với heo con cai sữa nhiễm E. coli sẽ tiêu chảy.
+ Nguồn nước có Salmonella spp hay Clostridium spp có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa và heo con.
+ Pseudomonas spp gây viêm vú, viêm tử cung trên heo nái.
Nếu sử dụng nguồn nước ngầm thì phải chú trọng tới chất khoáng hòa tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc quá nhiều thì không dùng để nuôi heo được.
- Mặt khác, nước giếng cũng có thể bị nhiễm mội (thông với nguồn nước mặt) do vậy phải định kỳ kiểm tra chất lượng nước.
- Nước mặt hay nước ngầm bị nhiễm mội chứa nhiều vi sinh vật có hại thì có thể sử dụng hóa chất khử trùng nước để diệt mầm bệnh trước khi dùng nuôi heo.
- Nước mưa cũng là nguồn thiên nhiên cần quan tâm sử dụng, nhưng cũng phải chú trọng khía cạnh nhiễm vi sinh vật có hại từ bụi lẫn trong không khí nhiễm vào giọt nước mưa. Muốn sử dụng nguồn nước này cần kinh phí xây dựng bồn, bể chứa rất tốn kém. Ở những vùng nước mặt có nhiều phù sa thì cần thêm thiết bị gạn lắng phù sa trước khi khử trùng nước.
Vì vậy, nguồn cung cấp nước cho heo nên phù hợp với điều kiện của trang trại, cần phải xây dựng một hệ thống xử lý nước uống cho heo hiệu quả. Nước từ giếng/ao/suối… được bơm lên bể lắng, nước trong bể chứa và đáy bể nên được kiểm tra thường xuyên để làm sạch khi cần thiết.
Sau đó, cho qua hệ thống xử lý nước uống cho heo được xử lý theo công nghệ phù hợp, đảm bảo an toàn cho heo.
Sau khi đã được xử lý nước đạt chất lượng sẽ được đưa vào bể chứa được che đậy tránh gây ô nhiễm và theo hệ thống ống dẫn đến nơi sử dụng.
Đường ống dẫn nước, vòi uống, bể chứa nước phải được làm sạch thường xuyên và được kiểm tra dòng chảy qua các vòi uống, thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống bằng cách kiểm tra chất cặn trong nước tại mỗi vòi uống.
Vi sinh vật, các yếu tố vật lý, hóa học có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước chính vì vậy nếu có bất kỳ nghi ngờ về chất lượng thì nên lấy mẫu, phân tích. Nước từ nguồn giếng khoan hay ao, suối, sông, hồ cũng nên thử nghiệm định kỳ. Đảm bảo tránh lãng phí nước và sửa chữa đường ống bị rò rỉ kịp thời bởi vì đường ống hỏng sẽ làm tăng thêm lượng bùn đất vào nước.
(Nguồn tham khảo https://traigiongthuha.com)Công nghệ xử lý nước uống cho heo do Nam Việt lắp đặt
Nước uống cho heo theo cách nuôi truyền thống của ông bà ta từ xưa có thể sử dụng nước giếng nước sông bình thường tuy nhiên ngày nay với công nghệ nuôi heo tiên tiến quy mô công nghiệp với số lượng lớn và mật độ cao thì yêu cầu chất lượng nước cho heo cũng cao cấp và nghiêm ngặt hơn. Một số khách hàng của Nam Việt nuôi heo theo công nghệ cao yêu cầu nước cấp cho heo uống cũng rất cao, nước phải qua hệ thống xử lý nước tinh khiết RO, tuy nhiên hệ thống nước tinh khiết RO thì giá thành cao, quý Khách hàng có nhu cầu lắp hệ thống RO cho heo uống có thể tham khảo tại đâySơ dồ công nghệ RO xử lý nước tinh khiết dành cho heo uống nuôi theo công nghệ cao
Ngoài ra King Power cũng lắp đặt các hệ thống xử lý nước cấp đảm bảo chất lượng và được diệt khuẩn trước khi cho heo uống với công nghệ phù hợp và kinh phí thấp hơn so với hệ tinh khiết RO mà vẫn đảm bảo chất lượng yêu cầu đầu vào của các tập đoàn chăn nuôi như Japfa, De HeusSơ đồ công nghệ xử lý nước uống cho heo do King Power thiết kế
- Cấp lọc thô: Loại bỏ tất cả cặn, chất rắn lơ lửng trong nước
- Cấp lọc than hoạt tính: Loại bỏ chất hữu cơ, chất gây mùi, clorine dư
- Cấp làm mềm: Loại bỏ ion gây độ cứng có trong nước hạn chế đóng cặn lắng đọng gây tắt nghẽn đường ống
- Cấp lọc tinh: Loại bỏ các tạp chất kích thước nhỏ trong nước
- Đèn UV tia cực tím: Sau khi nước đã được lọc sạch bởi 4 cấp lọc trên, bộ đèn tia cực tím sẽ có nhiệm vụ là tiêu diệt tất cả các vi khuẩn và vi rút có trong nước đảm bảo nguồn nước không có mầm bệnh cho heo
Bài viết liên quan
Công nghệ xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất hiện tại
Nước nhiễm mặn là vấn đề nan giải của nước ta hiện nay, thiệt hại...
Mật độ bùn SDI chỉ tiêu quan trọng đánh giá nguy cơ tắt nghẽn hệ thống lọc nước RO
Chỉ số SDI là gì SDI là chỉ số mật độ bùn viết tắt của...
Công nghệ xử lý nước sạch từ nước sông
Hệ thống xử lý nước sông thành nước sạch do King Power thực hiện tại...