TÁI SINH HỆ THỐNG LÀM MỀM NƯỚC CỨNG DÙNG VAN ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY (VAN 5 NGÃ)

  • Hàm lượng muối cần để tái sinh: khoảng 100-160g muối/ lít hạt nhựa, nồng độ dung dịch 20%
  • Đường đi của nước: rửa ngược đi trong ống xuống dưới rồi mới ngược lên, giai đoạn hút muối, rửa xuôi và hoạt động nước đi ngoài ống từ trên xuống dưới tới lọc, nước qua lọc đi ra ngoài bồn chứa.
  • Rửa ngược nhằm nhằm loại bỏ các cặn lơ lửng, làm tơi hạt nhựa ra thời gian ít nhất 15phút.
  • Hút muối vào để thực hiện trao đổi ion ít nhất 60phút
  • Trong lúc hút muối phải có đường xả để dung dịch đã trao đổi ion ra ngoài
  • Không nên ngâm muối trong hạt nhựa vì khi đó ion độ cứng Ca2+, Mg2+ không thoát ra ngoài
  • Rửa muối từ 15-30 phút đảm bảo rửa sách muối, kiểm tra TDS đầu vào và đầu ra tương đương nhau là sạch muối.
  • Nước chưa rửa sạch muối không cho lên bồn chứa, như vậy sẽ làm ăn mòn thiết bị do độ mặn.

HỆ THỐNG LÀM MỀM NƯỚC BƠM KHÔNG LÊN NƯỚC

  • Bơm làm mềm không lên nước cũng tương đối ít gặp tuy nhiên nếu không xử lý kịp sẽ cạn nước, cạn nước bồn cấp cho lò hơi nguy hiểm đến an toàn lò hơi.
  • Dễ thấy nhất là bơm không ra nước, đồng hồ áp gắn trên đường ống không nhảy, sờ thử thấy nóng.
  • Nguyên nhân
  • Bồn cấp nước cạn ( không xét tới),
  • Bồn nước cấp đầy, bơm chạy mà không lên nước là do “air khí”
  • Cách khắc phục:
    • OFF Bơm
    • Mở van để xả khí có trong bơm và đường ống ra ngoài
    • Kiểm tra đường ống, rò rỉ, để lại van ở vị trí hoạt động
    • Mở bơm hoạt động bình thường

TÁC DỤNG GIAI ĐOẠN RỬA HẠT NHỰA Ở QUÁ TRÌNH TÁI SINH HỆ THỐNG LÀM MỀM NƯỚC

  • Hệ thống làm mềm sau thời gian hoạt động không còn khả năng trao đổi ion, lúc đó cần tái sinh để hạt nhựa có thể trao đổi ion trở lại
  • Dung dịch tái sinh thường dùng là muối NaCl có tác dụng đẩy các ion độ cứng ra khỏi hạt nhựa
  • Để tái sinh hiệu quả cần rửa hạt nhựa trước và sau hút muối:
  • Trước hút muối:
    • Rửa ngược nhằm loại bỏ chất lơ lửng
    • Làm tơi hạt nhựa, tăng diện tích tiếp xúc.
  • Sau hút muối: Rửa sạch dung dịch muối, tránh gây ăn mòn thiết bị
Hệ thống làm mềm nước
  • pH nước cấp cho hệ thống làm mềm nằm trong khoảng 6.5-8.5.
  • pH nước cấp không đạt chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mềm và hệ thống sử dụng nước mềm.
  • Hạt nhựa có thể làm việc ở pH 1-14, nên pH cao hay thấp cũng không gây ảnh hưởng hạt nhựa
  • Lưu ý pH >8.5 sẽ gây kết tủa lắng đối với nguồn nước có độ cứng >150mg/l hoặc TDS >500mg/l.
  • Kết tủa lắng này sẽ bao quanh các hạt nhựa làm giảm diện tích tiếp xúc, ngăn cản sự trao đổi ion vì vậy sẽ làm giảm hiệu quả xử lý độ cứng.
  • Dùng pH Controller để kiểm soát pH
  • Nên dùng H2SO10%, vì HCl tăng ion Cl  gây ăn mòn
  • Rửa hạt nhựa bằng dung dịch muối NaCl 20% và ATMP 10% sẽ hiệu quả hơn.
Quý khách cần tìm hiểu thêm về hệ thống làm mềm vui lòng xem tại đây King Power là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực làm mềm nước lò hơi. Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn hay báo giá hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ. Hotline 0917.54.51.57

Đánh giá

Average rating 4.6 / 5. Vote count: 9

Bạn hãy đánh giá cho bài viết này

Bài viết liên quan

Công nghệ xử lý nước nhiễm mặn hiệu quả nhất hiện tại

Nước nhiễm mặn là vấn đề nan giải của nước ta hiện nay, thiệt hại...

Mật độ bùn SDI chỉ tiêu quan trọng đánh giá nguy cơ tắt nghẽn hệ thống lọc nước RO

Chỉ số SDI là gì SDI là chỉ số mật độ bùn viết tắt của...

Công nghệ xử lý nước sạch từ nước sông

Hệ thống xử lý nước sông thành nước sạch do King Power thực hiện tại...